Chúng ta ít biết tới lịch sử Thủ Thiêm, chỉ biết tới khu đô thị Thủ Thiêm kể từ thời điểm 2014 trở đi, với những tít dài trên báo: “Thủ Thiêm – Trung tâm tài chính mới của Đông Nam Á”, hay những câu chuyện kéo dài về vấn đề quy hoạch của nơi này.

Chuyện Lãng Quên: Bật Mí Chuyện Kể Lịch Sử Bán Đảo Thủ Thiêm

Chúng ta ít biết tới lịch sử Thủ Thiêm, chỉ biết tới khu đô thị Thủ Thiêm kể từ thời điểm 2014 trở đi, với những tít dài trên báo: “Thủ Thiêm – Trung tâm tài chính mới của Đông Nam Á”, hay những câu chuyện kéo dài về vấn đề quy hoạch của nơi này.

Lật mở quá khứ của bán đảo Thủ Thiêm

Lịch sử Thủ Thiêm xưa là một vùng đầm lầy, ít người ở nằm liền kề trung tâm Sài Gòn chỉ 300m qua sông. Dưới thời Nguyễn trị vì bởi vua Gia Long (1801-1820), nơi này được gọi là xóm Tàu Ô hay “xóm Tàu Đen” – là nơi ở của nhóm hải tặc người Hoa chạy trốn triều đình nhà Thanh, những người có những chiếc thuyền nhỏ sơn đen.

Khi dâng biểu xin được phục vụ cho vua Gia Long, nhà vua đã thu nhận và đặt cho cái tên là Tuần hải Đô dinh, đặt họ dưới quyền chỉ huy của tướng quân Xiền. Họ được giao nhiệm vụ giám sát bờ biển, còn những người ở lại được thuê làm việc trát (niêm phong mặt dưới) thuyền thuộc hạm đội của nhà vua.

– Trích từ Pétrus Ký, Souvenirs historyques sur Saïgon et ses environs, 1885.

Dần dà về sau, dân tứ xứ kéo đến ở càng lúc càng đông, hình thành nên những xóm làng đông đúc. Những miếu thờ, chùa chiền, đình cũng dần xuất hiện từ giai đoạn này, bên cạnh các khu chợ, con đò.

Dân cư ở đây chủ yếu sống bằng nghề làm nông, số còn lại không làm nông thì theo con đò qua sông, vô khu trung tâm đối diện làm thuê, làm mướn.

Hình Ảnh Lịch Sử Thủ Thiêm Và Quận 1 Năm 1950 Chụp Từ Trên Không
Hình Ảnh Lịch Sử Thủ Thiêm Và Quận 1 Năm 1950 Chụp Từ Trên Không

 

Tới cuối thế kỷ XVIII thì địa danh Thủ Thiêm mới xuất hiện.

Trong đó, “Thủ” là một tên gọi chung của đồn canh, về sau được dùng để chỉ chức vụ người đứng đầu cái đồn canh. Hầu hết các “thủ” được chính quyền thời đó thiết lập, đều nằm trên các khu vực sông ngòi lớn, có ý nghĩa quân sự quan trọng.

Còn “Thiêm” được nhiều trang sử ghi lại, có thể là tên của người đứng đầu cái đồn canh thời bấy giờ, nên được dân gian gọi là Thủ Thiêm – gọi lâu dần thì thành tên của vùng đất. Điều này cũng có thể đúng, với các cái tên khác như Thủ Đức, Thủ Thừa,… riêng Thủ Dầu Một là nơi có một cây dầu cổ thụ rất lớn, và “thủ” được đặt ở gần đây.

Một chiếc thuyền nhỏ trên con lạch ở Thủ Thiêm dẫn ra sông Sài Gòn
Một chiếc thuyền nhỏ trên con lạch ở Thủ Thiêm dẫn ra sông Sài Gòn

 

Địa danh ban đầu của Thủ Thiêm, là một cái chợ gọi là chợ tục của khu vực, sau mới mở rộng thành địa danh của cả một khu vực. Trong Đại Nam thống nhất chí – thời vua Tự Đức (khoảng 300 năm trước) có nhắc về tên chợ này:

“Ở thôn Giai Quý, huyện Nghĩa An có chợ tục gọi là Thủ Thiêm; trước chợ có sông Bình Giang, đối diện tỉnh Gia Định. Tàu biển, thuyền sông tấp nập, dân sở tại làm nghề chở đò ngang, đò dọc và theo dòng nước đem bán thực phẩm như cá, thịt, rau, quả”.

Trong câu trên, huyện Nghĩa An là hợp nhất của 2 địa danh Quận 2, Quận 9 ngày nay. Còn sông Bình Giang, chính là sông Sài Gòn.

Như vậy ở thời điểm này, Thủ Thiêm có thể đã là một thương cảng trù phú, sầm uất khi hình thành chợ nổi trên sông.

Ranh giới và tên gọi Thủ Thiêm thành hình như thế nào?

Qua nhiều giai đoạn binh biến thời Pháp tới Mỹ rồi giải phóng, Thủ Thiêm được tách từ Bình Dương nhập về Gia Định, sau lại tách ra lập Quận 9, rồi giải thể sát nhập vào huyện Thủ Đức. Rồi tách ra thành lập Quận 2, gần đây nhất là được nhập lại thành Thành phố Thủ Đức (2021).

Ở thời điểm tách ra thành lập Quận 2 là năm 1997, có 3 khu vực chúng ta cần lưu ý, vì diễn biến Thủ Thiêm theo thời gian sẽ có đầy đủ ranh giới trong các khu vực này, mà ở hiện tại được gọi là Khu đô thị Thủ Thiêm. Là:

  • phường Thủ Thiêm có diện tích tự nhiên 135ha, dân số 9.325 người.
  • phường An Lợi Đông có diện tích tự nhiên 385ha, dân số 5.068 người.
  • phường An Khánh có diện tích tự nhiên 169ha, dân số 12.865 người.

Tới 2019, phường Thủ Thiêm có diện tích 1,51 km2, dân số 304 người, còn phường An Khánh có diện tích 1,74 km2, dân số là 124 người.

Kinh tế Thủ Thiêm thời xưa ra sao?

Trong bối cảnh lịch sử Thủ Thiêm, trước 1975 lẫn tới cuối 1990 nơi này không thực sự yên bình vì là vùng trũng phát triển. Nơi này bị ngập, nước nhiễm phèn chua, cỏ lát cỏ năng mọc đầy đường đầy ruộng. Chỉ cách trung tâm Thành phố 30m qua 1 con sông, mà hai nơi như hai thế giới hoàn toàn tách biệt.

Con đò Thủ Thiêm xưa
Con đò Thủ Thiêm xưa

 

Bấy nhiêu năm trời, cái điều duy nhất nối hai bờ là những con đò chậm chạp, rì rập rì rập mỗi ngày. Sau này phà xuất hiện, nhưng tình hình cũng không thay đổi gì nhiều.

Do đất nhiễm phèn, nhiều năm trời làm lúa không thành, làm không đủ ăn nên phần lớn dân cư không sống trong lõi, mà dạt theo mé sông để định cư, mua bán với tàu bè qua lại. Nhiều người cũng vào làm công nhân cho hãng tàu Caric bên sông Sài Gòn.

Khu vực này trở nên đông đúc dần khi bến đò Thủ Thiêm xuất hiện vào đầu thế kỷ 20, nhưng chủ yếu chèo bằng tay là chính. Dần dà, dòng sông chứng kiến sự thay đổi từ thuyền chèo do sức người sang máy đuôi tôm, được cung cấp bởi máy nổ Kholer.

Vào những năm 1960, nhà máy đóng tàu Caric tạo ra hai chiếc phà hay còn được dân Thủ Thiêm gọi là phà vịt, nặng 20 tấn. Cái phà này có 2 tầng, có thể chuyên chở được cả xe tải và ô tô và được xem là điều mới lạ nhất những năm 1960.

Phà Thủ Thiêm và Con Phà Caric
Phà Thủ Thiêm và Con Phà Caric

 

Kể từ đó, bến phà Thủ Thiêm hay còn gọi là bến Cây Bàng làm nhiệm vụ đưa đón khách qua sông thông qua các bến đò ngang, kéo dài từ 1960 cho đến hết năm 2011 – một khoảng thời gian rất dài cho lịch sử của một con đò ngang.

Có vẻ phát triển Thủ Thiêm xưa không hợp với trồng lúa, nhưng lại là nơi sinh trưởng cực tốt của cây bàng và lác. Dần dà, người dân Thủ Thiêm nảy ra sáng kiến dùng lá bàng đan buồm, rồi dùng để đi ghe trên sông. Những địa danh như ấp Cây Bàng, bến đò Cây Bàng (bến đò Thủ Thiêm) từ đó xuất hiện, trở nên nổi tiếng và tồn tại tới sau này.

 

Thời Đệ nhất Cộng hòa của Tổng thống Ngô Đình Diệm, bắt đầu từ năm 1960, tác động của chủ nghĩa thực dân đến sự phát triển của Thủ Thiêm rõ ràng nhất, là việc chính phủ Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ đã có kế hoạch phát triển bán đảo Thủ Thiêm thành khu trung tâm, để mở rộng vùng đô thị về phía Đông thay vì mở rộng về phía Tây từ Chợ Lớn đến Cần Giuộc.

Tuy nhiên, khi kế hoạch phát triển đô thị này gặp trở ngại khi hai anh em nhà Ngô bị ám sát vào năm 1963 và đây được xem là thời kỳ tác động của chiến tranh đến lịch sử phát triển của Thủ Thiêm.

Di sản kiến trúc ở lịch sử Thủ Thiêm xưa

Các địa danh lịch sử trong và xung quanh Thủ Thiêm xưa chủ yếu là dấu tích của rất nhiều, có thống kê lên tới hàng trăm các công trình tôn giáo khác nhau, nhất là hệ thống tu viện, nhà thời của Hội dòng Mến Thánh giá – công trình này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, và nó còn lâu đời hơn cả số năm thành lập đất nước Canada.

Hình ảnh cổng của giáo xứ Thủ Thiêm
Hình ảnh cổng của giáo xứ Thủ Thiêm

 

Trong quá trình xây dựng các trục đường ở Thủ Thiêm 2014, nhiều hiện vật và tàn dư liên quan đến xưởng đóng tàu, cọc gỗ và đồ đạc của cư dân Tàu Ô trước đây đã được phát hiện. Các nhà khảo cổ đánh giá cao những cổ vật này vì tầm quan trọng lịch sử của chúng khi giúp chúng ta hiểu sâu hơn về cuộc sống Thủ Thiêm – Sài Gòn xưa.

Tuy nhiên, chỉ một số cổ vật được thu thập để tạo điều kiện cho việc xây dựng khu đô thị Thủ Thiêm, phần diện tích còn lại đã được nhường cho các đơn vị thi công.

Điều đó chứng tỏ ý nghĩa văn hóa của Thủ Thiêm xưa rất được coi trọng, nhưng qua vết hằn thời gian cho tới hiện tại, chúng ta chỉ còn 3 công trình văn hóa – tín ngưỡng lớn nhất, và quan trọng nhất với dân Thủ Thiêm. Là: đền thần An Khánh, Hội dòng mến Thánh giá Thủ Thiêm và đền ông Cỏn.

Và cho tới hiện tại, vai trò của cộng đồng địa phương trong việc định hình lịch sử của Thủ Thiêm, cũng như tầm quan trọng của việc bảo tồn lịch sử Thủ Thiêm rất Thành phố chú trọng. Thông qua các quyết định giữ lại các công trình văn hóa, cũng như phục dựng các công trình tâm linh quan trọng.

Các đề án quy hoạch của khu đô thị Thủ Thiêm

Tính từ 1920 tới 2012, trong những sự kiện chính trong lịch sử Thủ Thiêm đã có khoảng 6 đề án quy hoạch đề ra để chuyển mình Thủ Thiêm từ nông thôn thành đô thị. Bạn đọc có thể đọc qua bài viết các đề án quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm đầy đủ nhất được tổng hợp bởi Q2Leasing để tìm hiểu thêm.

Dự án quy hoạch đô thị trong sự tăng trưởng của Thủ Thiêm được xem là chính thức đầu tiên được đề xuất vào năm 1968 bởi Doxiadis Associates International Co.

Kế hoạch ban đầu này nhằm mục đích phát triển khu vực thành một trung tâm thương mại và dân cư hiện đại, hoàn chỉnh với các tòa nhà cao tầng và cơ sở hạ tầng hiện đại. Tuy nhiên, những bất ổn do ảnh hưởng chính trị đối với sự phát triển và quản trị của Thủ Thiêm, cũng như sự bùng nổ của Chiến tranh Việt Nam, dự án này đã không bao giờ được thực hiện.

Sau giải phóng, quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm được phê duyệt từ năm 1996, từ đó đến nay dự án đã trải qua hai lần điều chỉnh quy hoạch. Hiện đang được triển khai theo kế hoạch 2012 của Sasaki (Mỹ), với các ý tưởng đô thị, còn xem kẽ các triển vọng bảo tồn và phát huy di sản lịch sử phong phú của Thủ Thiêm trong tương lai.

Ở hiện tại trong 2023, khu đô thị Thủ Thiêm đã lột xác với những thay đổi đáng kể về hạ tầng, quy hoạch đô thị. Các cụm dân cư cao cấp đã hình thành, các tòa nhà văn phòng hạng A đạt chuẩn quốc tế đang thu hút các doanh nghiệp lớn về đặt bản doanh.

Nơi đây cũng đang là tâm điểm của thị trường bất động sản từ 2015, khi các dự án căn hộ chung cư cao cấp đi vào vận hành như khu đô thị Sala của Đại Quang Minh, Empire City của Keppel Land, The Metropole Thủ Thiêm của Sơn Kim Land, hay The River Thủ Thiêm của CII, …. Cùng đó là hàng loạt các cải tiến về hạ tầng, như cầu Thủ Thiêm, cầu Ba Son (Thủ Thiêm 2), hầm Thủ Thiêm, …

Và tương lai chúng ta có thể hy vọng, Thủ Thiêm sẽ tăng trưởng và thịnh vượng kinh tế trong với mối quan hệ với lịch sử của Thủ Thiêm. Nơi này sẽ thoát bóng ký ức những con đò ngang dọc, vươn mình trở thành một trong những trung tâm tài chính sầm uất, phát triển nhất của Đông Nam Á.

Cẩm nang bất động sản Thủ Thiêm

bài viết liên quan

Phối Cảnh Quảng Trường Thủ Thiêm
Quảng trường Thủ Thiêm & Công viên Vầng Trăng: Kiệt tác trị giá 87 tỷ USD! [THÔNG TIN MỚI NHẤT]
Với tổng số vốn trị giá 87 tỷ USD, tương đương khoảng 2.000 tỷ để hoàn thiện quảng trường Thủ Thiêm và công viên Vầng Trăng, công trình..[more]
Thực Tế Cầu Thủ Thiêm 2
Cầu Thủ Thiêm 2 mới quyết định đổi tên thành cầu Ba Son
Cây cầu Thủ Thiêm mới nhất với tên gọi cầu Thủ Thiêm 2 đã chính thức đổi tên thành cầu Ba Son vào ngày 14.06.2023. Việc đổi tên..[more]

Tìm kiếm bài viết