Từ khởi đầu khiêm tốn là một làng chài nhỏ đến vị thế tương lai là một trong những trung tâm đô thị hàng đầu, một trung tâm tài chính tầm cỡ Đông Nam Á, bài viết này đi sâu vào hành trình quy hoạch Thủ Thiêm, điểm qua sáu dự án quy hoạch trọng điểm đóng vai trò then chốt trong việc định hình quá khứ, hiện tại và tương lai của khu vực.
Quy hoạch Thủ Thiêm: Hành trình kéo dài 100 năm với 6 đề án quy hoạch
Thời gian qua, khu vực quy hoạch Thủ Thiêm ở Thành phố Hồ Chí Minh là nơi phát triển và có nhiều thay đổi liên tục. Nhưng ít ai biết trong 100 năm qua, Thủ Thiêm đã trải qua 6 đề án quy hoạch quan trọng đối với lịch sử thiết kế đô thị bền vững của nơi này.
Từ khởi đầu khiêm tốn là một làng chài nhỏ, đến vị thế tương lai là một trong những trung tâm đô thị hàng đầu, một trung tâm tài chính tầm cỡ Đông Nam Á. Bài viết này sẽ đi sâu vào hành trình quy hoạch Thủ Thiêm, điểm qua sáu dự án quy hoạch trọng điểm đóng vai trò then chốt trong việc định hình quá khứ, hiện tại và tương lai của khu vực.
Trải qua mỗi dự án quy hoạch kéo dài hàng thập kỷ được thực hiện và phát triển, khu đô thị Thủ Thiêm đã trải qua những thay đổi đáng chú ý, trong khi vẫn đóng vai trò là đô thị tiềm năng trong việc tăng trưởng kinh tế khi hoàn thiện.
Thủ Thiêm và 6 lần quy hoạch kéo dài trong 100 năm qua
Ít ai biết, ý tưởng quy hoạch đô thị trong sự tăng trưởng của Thủ Thiêm đã có từ rất lâu, nhưng vì tác động của chiến tranh đến lịch sử phát triển của Thủ Thiêm nên các ý tưởng đã không thành hiện thực.
Rất nhiều các đề án quy hoạch mô tả về các phát triển cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông của Thủ Thiêm nhằm kết nối hiệu quả với khu trung tâm Thành phố.
Ngoài ra, nó còn là một chủ trương lớn trong việc tái phát triển bờ sông, kết nối cộng đồng với các tòa nhà cao tầng, đồng thời vẫn bảo tồn môi trường và bảo tồn di sản văn hóa khu vực.
Cũng qua bài viết này, chúng ta cũng tìm hiểu qua 6 sự kiện quy hoạch chính trong lịch sử Thủ Thiêm, xem những giai đoạn quy hoạch có những thay đổi gì, và diễn ra như thế nào.
Quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm năm 1923
Nếu đã từng xem qua các tài liệu của Pháp, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy 1 kế hoạch xây dựng trung tâm đô thị mới dưới thời Hebrard năm 1923.
Vào những năm 1920, Thủ Thiêm là một phần trong kế hoạch phát triển đô thị Sài Gòn của kiến trúc sư Ernest Hebrard, trong nhiệm kỳ của ông với tư cách là lãnh đạo của Sở Quy hoạch Đô thị và Kiến trúc Đông Dương.
Ông cũng nổi tiếng là nguời đặt nền móng cho thành phố Đà Lạt, với việc hoàn thành đề án quy hoạch thành phố Đà Lạt vào tháng 08 năm 1923.
Quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm năm 1968
Sự kiện chuyển mình Thủ Thiêm từ nông thôn thành đô thị bắt đầu từ những năm 1968, bởi sự tư vấn của một đơn vị đến từ Hy Lạp là Doxiadis Assocciates.
Đơn vị này đã đưa ra 1 ý tưởng thí điểm xây dựng 1.000 căn nhà trên diện tích 800ha đất của khu vực. Với kết nối chính là kéo dài từ trục đường Hàm Nghi qua khu đô thị, đi xuyên tâm và kéo dài ra tới Biên Hòa.
Tuyến đường sẽ tạo nên trục chính Đông – Tây và phát triển các cụm dân cư khác nhau như đô thi (trung tâm Sài Gòn), công nghiệp (Biên Hòa) và vùng đệm Thủ Đức.
Trong bản quy hoạch đầu tiên này, người ta quy hoạch Thủ Thiêm thành các ô phố cực lớn – gọi là megablock để tách biệt đường bộ với giao thông xe cơ giới. Mỗi ô là 1 khu phố dân cư, kết hợp hệ thống kênh rạch thay vì những tuyến giao thông công cộng như bây giờ.
Điểm yếu khiến quy hoạch này không thành công, là chi phí để thực hiện quá tốn kém nếu chỉ làm khu dân cư. Vì Thủ Thiêm lúc bấy giờ kênh rạch chằng chịt, nhưng bên tư vấn lại đưa ý kiến lấp đi toàn bộ và chọn phương án thoát nước theo dạng bàn cờ.
Quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm năm 1972
Tới 1972, quy hoạch Thủ Thiêm một lần nữa được tư vấn bởi một nhóm các công ty đến từ Mỹ, là Wurster Bermadi & Emmons với mục đích quy hoạch thành một trung tâm đa chức năng trong tương lai.
Lần này bản quy hoạch đã trở nên tiềm năng hơn và khá giống với quy hoạch của Thủ Thiêm hiện tại. Cụ thể:
- Trục đường chính với ý tưởng xây cầu nối với đại lộ Hàm Nghi và đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, hai trục lộ này sẽ tạo ra một tam giác phát triển, tiền đề để xây dựng trung tâm mới của Sài Gòn. Trong đó phía Tây sông là khu trung tâm, còn phía Đông là trung tâm tài chính.
- Lõi trung tâm là khu Chánh phủ, nhà bố trí 2 bên vành đai của tuyến vòng cung. Khu công nghiệp đặt ở hướng Tây, đối diện khu chế xuất Tân Thuận.
- Tuyến đường chính vòng cung được thiết kế như một cao tốc, chia khu đô thị thành các cụm dân cư nhỏ. Điều thuận lợi khi giao thông nhanh hơn, vì có bố trí 1 khu công nghiệp ở hướng Tây, nhưng đổi lại, các khu dân cư lại kết nối nhau quá kém để có thể phát triển.
- Quảng trường nối dài từ công trường Mê Linh, kéo tới lõi khu đô thị.
Bản quy hoạch này dù tiềm năng hơn nhưng vẫn không thể triển khai được vì chiến tranh, đồng thời là các ảnh hưởng chính trị đối với sự phát triển và quản trị của Thủ Thiêm.
Quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm 1996
Sau giải phóng tới 1996, thủ tướng Võ Văn Kiệt đã phê duyệt quy hoạch Thủ Thiêm, với những dự định về một trung tâm tài chính thịnh vượng của Đông Nam Á.
Quy hoạch thời điểm này được phê duyệt là 930 ha, với quy mô 250.000 dân, kết nối các quận trung tâm bằng 1 đường hầm và 5 cây cầu. Thời điểm này, quy hoạch còn thể hiện có thêm các phương án giao thông khác, là 1 hệ thống xe bus và 1 hệ thống metro ngầm.
Dự kiến quy hoạch sẽ phát triển trong 20 năm, chia làm 4 giai đoạn.
Quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm 2003
Thành phố đã tổ chức một cuộc thi thiết kế vào năm 2003 và Sasaki Assocites – Hoa Kỳ là đơn vị chiến thắng, và thiết kế của họ được đưa vào quy hoạch tổng thể mới cho Thủ Thiêm.
Trong đó, diện tích quy hoạch Thủ Thiêm bị thu hẹp xuống còn 737 ha, đáp ứng chỗ ở cho 120.000 người, chưa bằng một nửa so với quy hoạch trước đây.
Lõi trung tâm của bán đảo Thủ Thiêm sẽ bao gồm 5 phân khu chính: lõi trung tâm, khu đa chức năng, khu dân cư phía Bắc, khu dân cư phía Đông và khu sinh thái.
Ban đầu, quy hoạch bao gồm việc xây dựng trung tâm hành chính mới của TP.HCM nằm trong quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm. Tuy nhiên, thành phố quyết định thành lập khu chức năng bao quanh trụ sở UBND TP.HCM hiện hữu bên bờ Tây.
Do đó, khu vực được đề xuất ban đầu cho trung tâm hành chính mới được chuyển đổi thành khu dân cư, chính là khu đô thị Sala Đại Quang Minh ngày nay.
Quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm 2007
Sau đó 4 năm, Thành phố tại tổ chức tiếp 1 cuộc thi thiết kế và công ty Niken-sake nổi lên là người chiến thắng trong cuộc thi quy hoạch TP.HCM năm 2007. Quy hoạch gồm 5 phân khu là lõi trung tâm tài chính, khu văn hóa lịch sử, khu thấp tầng, khu bờ Tây sông Sài Gòn và khu thượng lưu. Trọng tâm chiến lược của quy hoạch tổng thể là phát triển các công trình cao tầng dọc theo bờ sông.
2012: Quyết định chọn quy hoạch chuẩn cho khu đô thị Thủ Thiêm và triển khai
Tới 2012, sau nhiều lần thay đổi quy hoạch thì Thành phố quyết định chọn bảng quy hoạch Thủ Thiêm 2003 của Sasaki, với những điều chỉnh sơ bộ như nâng tổng diện tích sàn xây dựng lên 7,7 triệu mét vuông, tức 43% để tạo chỗ ở cho 160.000 người và là nơi làm việc của 450.000 người.
Tổng thể đề án khu đô thị Thủ Thiêm sẽ quy hoạch 8 phân khu với mỗi khu là một chức năng, nhiệm vụ khác nhau.
Nhận xét về đề án quy hoạch Thủ Thiêm của Sasaki
Đồ án quy hoạch Thủ Thiêm Sasaki đã và đang là chủ đề được bàn tán và tranh luận rất nhiều.
Một số người đã ca ngợi dự án vì thiết kế sáng tạo và hiện đại, nhằm tạo ra một môi trường đô thị bền vững và đáng sống.
Dự án bao gồm các kế hoạch cho khu dân cư, không gian thương mại, không gian công cộng và công viên , trung tâm văn hóa, tất cả được kết nối, phát triển sử dụng hỗn hợp với nhau bằng các tuyến phố thân thiện với người đi bộ – điều mà quy hoạch cũ chưa làm được.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến chỉ trích cho rằng đồ án quy hoạch Thủ Thiêm Sasaki đã bỏ qua phần lớn nhu cầu về nhà ở của người địa phương.
Họ tin rằng việc tập trung vào các dự án cao cấp và căn hộ sang trọng sẽ chỉ mang lại lợi ích cho một số ít tầng lớp dân cư được chọn, trong khi bỏ lại phía sau phần lớn nhữung người không đủ khả năng mua những bất động sản như vậy.
Ngoài ra, cũng có những lo ngại về việc di dời các cộng đồng hiện tại để ủng hộ những phát triển mới, cũng như những thay đổi lớn về tiện ích và dịch vụ công cộng, những quy định về khoanh vùng quy hoạch.
Bất chấp những ý kiến khác nhau, chúng ta phải công nhận rõ ràng đồ án quy hoạch Thủ Thiêm Sasaki là một bước quan trọng để biến Thủ Thiêm thành một quận – một thành phố mới Thủ Thiêm sôi động và thịnh vượng.
Với tầm nhìn đầy tham vọng và nhấn mạnh vào tính bền vững, dự án này có tiềm năng định hình tương lai phát triển đô thị không chỉ ở Thành phố Hồ Chí Minh mà còn là một biểu tượng quy hoạch đô thị trong thời kỳ mới.
Dự án quy hoạch Thủ Thiêm là một sáng kiến phát triển đô thị lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Nó nhằm mục đích biến bán đảo Thủ Thiêm kém phát triển thành một khu đô thị sôi động và hiện đại, một trung tâm tài chính mới của Thành phố tầm cỡ Đông Nam Á. Dự án có diện tích khoảng 657 ha, dự kiến khi hoàn thành sẽ là nơi sinh sống của 160.000 cư dân.
Đề án quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm nằm bên bờ Đông của sông Sài Gòn, theo quy hoạch 1/2.000 đã duyệt thì khu đô thị Thủ Thiêm sẽ có ranh giới trong các phường: An Khánh, Thủ Thiêm, An Lợi Đông và một phần phường Bình An, Bình Khánh. Bên cạnh đó, việc đầu tư quy hoạch nhằm thu hút thành công một lượng đáng kể cư dân và chuyên gia về Thủ Thiêm, qua đó giảm bớt gánh nặng dân số cho các quận trung tâm. Trải qua hơn 27 năm quy hoạch và phát triển từ khi được phê duyệt vào 1996, công cuộc phát triển Thủ Thiêm đã vấp phải rất nhiều vấn đề xung quanh câu chuyện quy hoạch. Nhưng ở hiện tại, Thủ Thiêm đã dần thành hình với các dự án, đại dự án như Sala Đại Quang Minh, Empire City, The Metropole Thủ Thiêm, … lẫn các hoạt động xây dựng – đầu tư ngày càng tăng từ các chủ đầu tư trong nước và quốc tế. Trong giai đoạn mới 2023 – 2030, khu đô thị Thủ Thiêm sẵn sàng trở thành một trung tâm kinh tế mới của Thành phố Hồ Chí Minh với nhiều cơ hội phát triển, và sẵn sàng để trở thành khu đô thị kiểu mẫu mới của Thành phố. |
Tìm hiểu thêm: